Văn Hóa Phan Thiết: 10 Nét Đặc Trưng Về Lễ Hội - Kiến Trúc - Con Người

đặc trưng văn hóa phan thiết

Có thể nói rằng Phan Thiết đã từ lâu được đánh giá là một trong những thắng cảnh biển đảo tuyệt đẹp. Không chỉ thế nơi đây còn nổi tiếng với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc truyền thống, vừa đa dạng lại phong phú, vừa mới lạ lại độc đáo mang tên – Văn hóa Phan Thiết. Chính những nét văn hóa đặc trưng và ấn tượng ấy đã tạo nên bức tranh muôn màu, rực rỡ và sống động cho văn hóa của mảnh đất hình chữ S ấy. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về nền văn hóa tiêu biểu của mảnh đất Phan Thiết huyền thoại thì có thể tham khảo thông tin bên dưới nhé.

Đặc Trưng của Văn Hóa Phan Thiết nằm ở những Tên Gọi Độc Đáo

Dường như tên gọi “Phan Thiết” đều dấy lên trong lòng mỗi người sự tò mò về ý nghĩa sâu xa của nó. Phan Thiết không phải là một từ thuần việt mà bắt nguồn từ tên gọi cũ của người Chăm nên người ta khó có thể hiểu được mục đích xướng tên của nó. Điều này có thể được lý giải rằng Bình Thuận là một vùng đất thuộc Vương quốc Chămpa cổ, nó đóng vai trò cực kì quan trọng đối với dải đất Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Vì lí do này, cái tên Phan Thiết vốn được đặt tên theo phong cách của người Chăm, tạo nên “Tam Phan“: Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết như ngày nay.

Đến đây du khách có thể tự do khám phá tất cả đặc trưng nổi tiếng nhất đậm chất văn hóa Phan Thiết. Bạn sẽ thấy sự kết hợp đầy quyền lực như được hội tụ tại đây có sức hút một cách lạ lùng, trong đó có thể kể đến đặc trưng về lễ hội-kiến trúc-con người vùng đất Phan Thiết.

Lễ Hội ở Phan Thiết

Những nét đặc sắc và độc đáo của văn hóa Phan Thiết được thể hiện thực rõ ràng thông qua các lễ hội đặc biệt, đậm màu sắc dân tộc. Đây chính là điểm mạnh của Phan Thiết khi thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Những người đến thăm nơi đây đều có cái nhìn tích cực và khẳng định rằng họ sẽ có mặt tại đây nhiều hơn để cảm nhận vẻ đẹp cũng như phong tục nơi đây. Nếu bạn thực sự tin tưởng văn hóa Phan Thiết sẽ đem đến cho bạn cảm nhận thú vị thì hãy đừng bỏ lỡ lễ hội ở Phan Thiết khi đến du lịch Bình Thuận nhé.

Một số lễ hội nổi tiếng được tổ chức tại Phan Thiết: Lễ hội Dinh Thầy Thím, Lễ hội Ka Tê, lễ hội thả diều, Lễ hội Trung Thu.

Lễ Hội Dinh Thầy Thím

Thường được tổ chức vào hai ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch tại đền Dinh Thầy, Hàm Tân. Đây là một lễ hội dân gian mang đậm nét truyền thống văn hóa của người Việt, chắc hẳn nền văn hóa Phan Thiết thú vị nơi đây sẽ khiến bạn tò mò. Tên gọi của lễ hội này được bắt nguồn từ tên của hai thầy thuốc Thầy và Thím. Theo truyền thuyết, họ dành cả cuộc đời chuyên chữa bệnh cho nhân dân trong vùng bằng pháp thuật, đến khi qua đời người dân lập đền thờ tại đây để tưởng nhớ công ơn của họ.

lễ hội ở phan thiết

Đi du lịch Phan Thiết, du khách hoàn toàn có cơ hội trải nghiệm nghi lễ dân gian truyền thống như lễ nghinh thần, rước sắc phong, phát lộc, v.v. nơi đây cũng được công nhận di tích lịch sử tầm vóc quốc tế. Ngoài ra, có thể kể đến một số hoạt động sôi nổi thể hiện sự năng động và trẻ trung trong văn hóa Phan Thiết như diễn xướng tích thầy, chèo bả trạo, biểu diễn võ thuật, múa lân, phóng sinh thả chim về rừng, v.v. Lễ hội Dinh Thầy Thím kết hợp với khung cảnh thiên nhiên hữu tình thơ mộng ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trong lòng du khách trong nước và quốc tế.

Lễ Hội Ka Tê

Lễ hội Ka Tê là một lễ hội cổ của người Chăm xưa (theo đạo Bà La Môn), đây là một lễ hội có tầm vóc quan trọng và có quy mô rất lớn. Lễ hội được tổ chức trong vòng 5 ngày vào tháng 7 lịch Chăm tức là tháng 10 dương lịch – một khoảng thời gian đủ để bạn có thể trải nghiệm những hoạt động hay và thú vị nhất. Lễ hội được hình dung dưới dạng thức lễ tết để tưởng nhớ công lao của các vị tổ tiên, anh hùng, thần linh, các vị vua có công với đất nước như: Pôklông Garai, Pôrômê, v.v. Đây là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa nhân loại, tập tục và tín ngưỡng đặc trưng nhất Phan Thiết và nó được bộc bạch cực kì rõ ràng qua các loại hình trang phục, nhạc cụ, độc đáo đậm chất dân tộc.

Du khách sẽ không bỏ lỡ bất kì khoảnh khắc thiêng liêng nào tại đây vì Lễ hội Ka Tê được tổ chức vào buổi tối trước khi ngày hội chính bắt đầu với các nghi thức – tiết tấu nhạc và điệu múa cổ truyền. Ngày hội chính sẽ diễn ra lễ dâng cúng, lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng. Khi kết thúc nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ đối đáp, múa hát, v.v.

Lễ Hội Thả Diều

Thả diều – một thú vui nghe có vẻ khá cũ nhưng nó lại dành trọn sự yêu mến của nhiều người khi được tổ chức thành những lễ hội đặc sắc. Tại Phan Thiết, “festival” diều đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc đối với người dân và du khách. Tham gia lễ hội, du khách được hòa mình vào bầu không khí sôi động tràn ngập sắc màu, du khách sẽ cảm thấy như được trở về bầu trời tuổi thơ với những cánh diều.

lễ hội thả diều ở phan thiết

Lễ hội được bao phủ bởi những cánh diều đầy màu sắc, kiểu dáng đa dạng và độc đáo có thể kể đến diều truyền thống, diều khí động học, diều quay, ngoài ra diều phổ biến tại đây là diều động vật biển mang hình dáng bạch tuột, cá, mực, cua, tôm, v.v. Nhiều người từ già đến trẻ, dân địa phương đến du khách hào hứng tham gia thả diều, tự tay làm diều. Du khách cũng được chọn các loại diều để thả. Tại đây diều có đủ kích cỡ, có những con diều lớn hơn chục mét và cũng có những cánh diều nhỏ chỉ bằng bàn tay người lớn, và chúng đều có ý nghĩa riêng biệt. Du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên vùng biển ngày hè để thả cánh diều của riêng mình lên bầu trời xanh và chiêm ngưỡng những cánh diều no gió. Hơn nữa là, du khách cũng có cơ hội tìm hiểu khám phá nghệ thuật làm và chế tác diều từ các nghệ nhân nổi tiếng. Để bắt trọn đầy đủ từng hoạt động vui chơi ý nghĩa này bạn nên ưu tiên đặt tour du lịch Phan Thiết – Mũi Né để trải nghiệm nhé!

Chúng ta thấy rằng thả diều giờ đây không chỉ đơn thuần là thú vui mà còn là hoạt động thực sự có ý nghĩa với mọi lứa tuổi – nó giúp là tan đi bao muộn phiền cuộc sống, đem đến cảm giác thư thái, bình yên.

Lễ hội Trung Thu

Lễ hội Trung Thu mặc nhiên đã tôn lên nét tươi trẻ, nét đẹp riêng cho thành phố Phan Thiết. Chắc hẳn rằng nhiều du khách đến đây thực sự đã có cảm tình và không thể quên được những ấn tượng đọng lại từ nơi đây. Lễ hội Trung thu được tổ chức hàng năm vào đêm 14/8 Âm lịch ở thành phố Phan Thiết. Vào ngày này, cả thành phố Phan Thiết dường như khoác lên một tấm áo mới với đủ loại đèn lồng, cờ hoa treo trên khắp các con phố, ngõ hẻm báo hiệu cho một ngày lễ lớn sắp bắt đầu. Thời gian tháng 8 tháng 9 là thời điểm của sự rộn ràng, vui tươi, mùa của lễ hội do đó du khách sẽ được đắm chìm trong không khí sôi động, hoành tráng với ánh sáng lung linh rực rỡ của đèn hoa muôn màu muôn vẻ được các em thiếu niên diễu hành trong đêm Trung thu trên các đường phố trung tâm, khung cảnh này thể hiện nét văn hóa đặc sắc và dấu ấn thiêng liêng đối với mỗi người dù người lớn hay nhỏ, bởi ai cũng đã trải qua quãng thời gian thơ ấu với những kỷ niệm đẹp.

Đêm hội Trung Thu tại đây không chỉ ấn tượng với sắc đẹp lung linh huyền ảo mà còn nổi tiếng bởi nó mang ý nghĩa xã hội – nhân văn – kinh tế. Sau lễ hội, hàng trăm chiếc đèn lồng sẽ được bán đấu giá và số tiền thu được sẽ dùng để hỗ trợ cho các em tại vùng sâu vùng xa của Phan Thiết. Cũng bởi điều này, mà lễ hội Trung Thu tại Phan Thiết được Sách kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất trong nước, thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương đến đây.

Kiến Trúc ở Phan Thiết

Đến với Phan Thiết du khách sẽ mỉm cười hạnh phúc trước nét đẹp văn hóa của những công trình kiến trúc đồ sộ nơi đây. Điều đặc biệt là các công trình quan trọng của thành phố đều được xây dựng ở hai bên bờ sông Cà Ty. Điều này có thể lý giải vì bên cạnh những tòa tháp cao sừng sững kia, khung cảnh non nước hữu tình hiện ra, tất cả tạo nên một bức tranh đẹp và cân xứng chưa từng thấy. “Miền đất hứa” Phan Thiết ẩn chứa biết bao điều bí ẩn, hấp dẫn luôn chào mời du khách mọi miền ghé thăm.

Tháp Chàm Poshanư: Đặc Sắc Công Trình Kiến Trúc Ở Phan Thiết

Một cái tên nghe thật độc đáo mới lạ, tháp Chàm là một điểm đến không nên bỏ qua trong các tour du lịch Mũi Né - Phan Thiết. Tháp Chàm Poshanư cũng là một trong những khu di tích đặc biệt nhất còn sót lại của người Chăm cổ xưa tại Việt Nam. Tòa tháp được xây dựng để thờ cúng thần Shiva – vị thần thiêng liêng được sùng bái và tôn kính nhất của Hindu giáo.

kiến trúc phan thiết

Ngoài ra, ngọn tháp này còn gắn bó với câu chuyện tình yêu trắc trở và ly kỳ của công chúa Poshanư và chàng Po Sahaniempar. Tình yêu của họ không đơm hoa kết trái, vì thế công chúa Poshanư đã lựa chọn cuộc sống an nhàn tại Bianneh, hướng dẫn nhân dân khai rẫy, trồng bông dệt vải, các quy tắc ứng xử, giao tiếp tiến bộ. Để tôn vinh người phụ nữ có công ơn này, người Chăm đã tạc tượng Bà và thờ trong tháp.

Mặc dù quần thể Tháp Chàm Poshanư không đồ sộ, bề thế và to lớn như nhiều cụm tháp Chăm khác, nhưng nó lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa tiêu biểu của người Chăm cổ. Du khách hãy đến đây khám phá đặc trưng Phan Thiết để thấy tận mắt, nghe tận tai huyền thoại có một không hai này.

Trường Dục Thanh: Kiến Trúc Mang Dấu Ấn Lịch Sử

Khu di tích Trường Dục Thanh là nơi Bác Hồ dạy học, trước khi Người lên đường bôn ba tìm đường cứu nước. Giờ đây, công trình kiến trúc ở Phan Thiết này vẫn mang nét đẹp đặc biệt vì trường đã được trùng tu và phục chế hoàn hảo, địa điểm này được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Hiện, khu di tích này gồm các công trình chính: Gian nhà phía trước là nơi diễn ra quá trình dạy và học của Trường Dục Thanh trước đây; bên phải là gian nhà Ngự - khu nội trú của học sinh; dãy nhà phía sau là Ngọa Du Sào - nơi Bác Hồ nghỉ ngơi và đọc sách, soạn giáo án và khu vườn cây trái, giếng nước, v.v. Khu Di tích Dục Thanh ngày nay trở thành nơi tham quan, nghiên cứu của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước.

Dinh Vạn Thủy Tú Thờ Thần Nam Hải

Dinh Vạn Thủy Tú thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông (tên gọi mà ngư dân Việt ưu ái dành cho loài cá voi). Ngoài giá trị tâm linh là một điểm tựa vững chắc cho dân chài khi ra khơi, dinh Vạn Thủy còn được biết đến như một bảo tàng nhỏ, nơi lưu giữ Bộ cốt cá Ông khổng lồ lớn nhất Đông Nam Á. Mẫu cốt này dài 22m, nặng 65 tấn.

văn hóa phan thiết

Hàng năm tại Dinh đều diễn ra các kỳ tế lễ được tổ chức trang trọng vào các ngày âm lịch: 20/2 (Tế Xuân); 20/4 (Cầu ngư); 20/6 (Chính mùa); 20/7 (Chèo dọc) và 23/8 (Mãn mùa). Trong quá trình diễn ra nghi lễ còn có các hoạt động nhộn nhịp như hát bội, diễn bã trạo, hội đua ghe, v.v.

Lầu Ông Hoàng: Công Trình Kiến Trúc Bí Ẩn

Đây là một di tích nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca của thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng bởi vì đây là nơi lưu dấu cuộc tình trắc trở của ông. Lầu Ông Hoàng là một di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp nhất ở Bà Nài phường Phú Hài – Phan Thiết. Lầu Ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh bao gồm núi Cố, đồi Bài Nài, cửa sông Phú Hải, bờ biển cùng với những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc.

Ngoài ra, Lầu Ông Hoàng Mũi Né còn được biết đến là điểm hiếm hoi để có thể ngắm bình minh ửng hồng lên từ mặt biển. Hay nơi lý tưởng để ngắm phong cảnh non nước lãng mạn lúc hoàng hôn. Nơi đây còn thu hút với các du khách vào những đêm trăng. Ánh trăng mười sáu vằng vặc làm mọi vật trở nên huyền ảo, bức tranh thiên nhiên đẹp đến mê hoặc.

Có thể thấy tập thể công trình kiến trúc ở Phan Thiết vừa mang dáng dấp hiện đại lại vừa cổ kính một cách là thường – điều này đã tạo nên sự đa dạng văn hóa, mà nguồn gốc của nó bắt nguồn từ sự kết hợp văn hóa người Hoa, người Việt và người Chăm cổ. Du khách hãy dành thời gian đến đây, dùng tiếng lòng của mình để cảm nhận những điều mới lạ mà bạn chưa từng biết đến trong cuộc sống thường ngày.

Con Người Phan Thiết

Ở bất kì nơi đâu, con người luôn được ví như hồn cốt, là nhân tố quyết định nền văn hóa riêng biệt của từng vùng miền. Đến thăm miền đất hứa Phan Thiết, du khách sẽ ngạc nhiên không chỉ bởi lối sống mà còn ấn tượng bởi tính cách của người dân nơi đây.

Tính Cách Con Người Phan Thiết

Ấn tượng đầu tiên trong mắt du khách có lẽ là sự dễ gần của người Phan Thiết, họ luôn thể hiện sự tôn trọng đối với người nước ngoài, dành cho những vị khách một sự đón tiếp ân cần như người thân trong gia đình. Sự mến khách của họ dường như diễn tả sự tự hào vô tận đối với mảnh đất đầy tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Du khách đến thăm Phan Thiết sẽ cảm thấy hài lòng về thái độ phục vụ vô cùng chu đáo của những con người hồn hậu này. Không cần phải vào những resort hạng sang tại Mũi Né, bạn có thể đến bất kì đâu và cuộc nói chuyện với những người dân địa phương tốt bụng cũng đủ khiến bạn nhớ mãi không quên.

con người phan thiết

Lối Sống của Con Người Phan Thiết

Nền văn hóa Phan Thiết đã được xây dựng một cách tự nhiên nhất từ lối sống, cách sinh hoạt thường ngày. Hơn thế nữa, tính cách đã nói lên phần nào lối sống của người dân nơi đây. Con người Phan Thiết vốn sinh sống bằng nghề đánh bắt và chế biến hải sản, phải chăng vì thế họ không chỉ mang tính cách mà còn phong cách lối sống đậm chất người dân xứ biển, họ luôn sống cuộc đời bình dị, chịu thg chịu khó, không ngần ngại giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn.

Văn hóa Phan Thiết là một phạm trù rộng, quả thực không thể gói gọn trong những câu từ đơn giản, vì lẽ đó bạn hãy tự cung cấp cho mình cơ hội trải nghiệm thực tế - tìm hiểu lễ hội, kiến trúc và trực tiếp gặp gỡ con người nơi đây để làm mới tâm hồn bạn nhé. Công ty tổ chức tour du lịch uy tín Tầm Nhìn Việt luôn sẵn lòng đồng hành cũng bạn trong mỗi cuộc hành trình khám phá mảnh đất tuyệt vời này.

Công ty tổ chức tour nước ngoài uy tín
Công ty cung cấp tour du lịch nước ngoài
Công ty tổ chức tour nước ngoài trọn gói