Hàn Quốc là một đất nước xinh đẹp về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp; con người mến khách cùng với nền văn hóa lâu đời và phong tục giàu bản sắc. Nơi đây mỗi năm thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng và được bình chọn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á. Hãy cùng công ty du lịch Tầm Nhìn Việt tìm hiểu nét văn hóa người Hàn Quốc đặc trưng nổi bật này nhé.
Văn Hóa Ngôn Ngữ, Chữ Viết Của Người Hàn Quốc
Ngôn Ngữ Tiếng Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính là tiếng Hàn Quốc. Người Hàn rất coi trọng gia đình, nên họ coi cả Đại Hàn Dân Quốc là một gia đình và họ nói chung một ngôn ngữ. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới nói và viết một ngôn ngữ. Chính vì vậy, nếu là người nước ngoài đi du lịch Hàn Quốc, chỉ cần học tiếng Hàn phổ thông thì đi đến đâu bạn cũng có thể giao tiếp với người Hàn Quốc được.
Giọng Seoul được xem là phát âm tiếng Hàn chuẩn và được nói bởi hầu hết mọi người. Phương ngữ này còn được gọi là Gyeonggi, được sử dụng ở hầu hết Seoul, Gyeonggi, Incheon và là nền tảng của ngôn ngữ chuẩn tiếng Hàn. Đặc biệt, giọng địa phương ở Busan và Daegu được coi là mạnh mẽ so với tiếng Hàn chuẩn, và tiếng địa phương trên đảo Jeju đôi khi được xem là một ngôn ngữ riêng biệt bởi nhiều người nói chuẩn tiếng Hàn thường không hiểu người dân Jeju nói gì và phương ngữ này đang dần trở nên ít phổ biến hơn.
Chữ Viết Hàn Quốc - Hangul
Nếu bạn đã đi tour du lịch Hàn Quốc trọn gói hay tìm hiểu về văn hóa ngôn ngữ Hàn trước đó, bạn sẽ thấy cách viết của người Hàn Quốc rất rõ ràng và dễ hiểu. Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc phổ thông (Hangul) được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi đại vương Sejong – một trong những vị vua vĩ đại của triều đại Joseon. Hiện nay chữ viết Hàn Quốc có một bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm.
Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ cái Hangul có thể tạo thành hàng nghìn chữ và thể hiện bất kỳ âm điệu nào. Vì cách thức tương đối đơn giản, số lượng có hạn nên bảng chữ cái Hangul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở đất nước Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.
Văn Hóa Giao Tiếp Ứng Xử Của Người Hàn Quốc
Văn Hóa Chào Hỏi Giao Tiếp Của Người Hàn Quốc
Trong văn hóa giao tiếp thông thường, người Hàn thường chào nhau bằng cách cúi đầu hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng. Người Hàn rất chú trọng đến phong cách giao tiếp, thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Đặc biệt đối với người lớn tuổi, người có chức vị trong xã hội, họ sẽ thể hiện sự tôn trọng bằng cách khép hai chân chặt vào nhau, cúi người thấp một góc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người.
Văn Hóa Giao Tiếp Đặc Trưng Của Người Hàn Quốc
Người Hàn rất hay dùng kính ngữ khi giao tiếp, họ phân biệt theo độ tuổi, chức danh, địa vị để thể hiện sự kính trọng với người đối diện. Tục ngữ Hàn có câu “Nước lạnh cũng có trên có dưới” nhấn mạnh ý thức sống phải biết trên biết dưới trong xã hội. Có cơ hội đi du lịch Hàn Quốc theo tour, bạn nhớ cúi đầu khi mua hàng hay giao tiếp với người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, nếu bạn được người Hàn đưa danh thiếp hay bất cứ món đồ gì, bạn nhớ đưa hai tay đón nhận và nói lời cảm ơn với gương mặt vui vẻ.
Người Hàn Quốc nói chuyện rất nhỏ nhẹ và hòa đồng, đồng thời họ luôn đánh giá cao những người có thái độ khiêm tốn. Và lưu ý trong kỹ năng nói chuyện với người Hàn, bạn không nên đụng chạm vào người khác trừ khi bắt tay. Đặc biệt người Hàn quan niệm rằng chân là bộ phận không sạch sẽ vì thế hãy chú ý đừng chạm chân vào người đối diện.
Văn Hóa Ăn Uống Của Người Hàn Quốc
Du lịch Hàn Quốc không chỉ được nhắc đến là cái nôi của nền văn hóa nghệ thuật mà còn là thiên đường ăn uống với các món ăn ngon lạ và bắt mắt. Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc cho thấy, nếu có dịp ghé thăm qua xứ sở kimchi xinh đẹp, bạn hãy ghé thăm và khám phá món ăn đặc sản ngon nổi tiếng ở Hàn Quốc nhé.
Trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đặc trưng, đồ ăn thức uống của người Hàn Quốc mang đậm nét cổ truyền lâu đời từ xưa đến nay. Đại diện cho thương hiệu ẩm thực xứ Hàn là món Kimchi – một món ăn làm từ nhiều rau củ như cải thảo, củ cải trắng, cà rốt, hành lá,… Món ăn truyền thống của người Hàn này ghi điểm du khách bởi hương vị chua cay vừa phải cùng màu sắc đậm đà bắt mắt. Ở Hàn Quốc đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày cũng như trong bữa tiệc lớn nhỏ của người Hàn.
Bữa ăn của người Hàn đa số đều ăn cơm, một vài món canh và 4 món phụ khác. Bữa ăn chính thường có món ăn chính, các món hầm và món ăn phụ đặt ở chính giữa bàn ăn. Người Hàn luôn chia sẻ thức ăn trên cùng bàn, họ tin rằng việc chia sẻ sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đồng cam cộng khổ trong công việc.
Ngoài ra, các món ăn ngon nổi tiếng của Hàn Quốc - canh rong biển, cơm trộn (gimbap), cơm trộn (bibimbap), mỳ lạnh (naengmyeon) hay bánh gạo (tteokbokki), mì tương đen (Jajangmyeon)… được bày bán trên vỉa hè, trên đường phố cũng là những trải nghiệm hấp dẫn nhất của xứ Hàn. Nếu có cơ hội mua tour du lịch Hàn Quốc và trải nghiệm đến quốc gia này, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn Hàn hấp dẫn và đặc trưng này nhé.
Văn Hóa Tặng Quà Của Người Hàn Quốc
Bạn có chuyến tour du lịch Hàn Quốc kết hợp thăm người thân, bạn bè ở xứ sở Kimchi, đừng quên mang theo những món quà khác nhau để chủ động tặng quà cho họ nhé.
Trong suy nghĩ của người Hàn Quốc, quà tặng thể hiện rất lớn về mối quan hệ ngoại giao thân hữu tại Hàn Quốc. Bạn nên lưu ý một số điều trước khi có ý định tặng quà cho người Hàn Quốc trong đó số 4 được xem là con số không may mắn, vì vậy quà tặng của bạn không được sử dụng bội số 4. Số 7 là con số may mắn ở Hàn vì vậy nên hãy ưu tiên quà tặng có bội số 7.
Từ xưa đến nay, người Hàn rất thích màu vàng và màu đỏ vì quan niệm người Hàn cho rằng đó là màu bình an và may mắn, do vậy hộp quà hay giấy gói quà có màu đỏ hoặc màu vàng được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc. Bạn nên tránh gói quà bằng giấy màu xanh lá cây, trắng hoặc đen và đảm bảo món quà tặng cho người Hàn được gói tinh tế và đẹp mắt.
Khi thực hiện trao và nhận quà, bạn nên thực hiện bằng hai tay, không nên mở quà ngay trước mặt người tặng. Nếu bạn muốn xem trong đó là món quà gì, bạn hãy hỏi người được tặng xem liệu bạn có thể mở quà ra ngay không.
Văn Hóa Hàn Quốc Độc Đáo, Đặc Trưng
Văn Hóa Âm Nhạc Hàn Quốc – K-pop
Nhắc tới du lịch Hàn Quốc, ai cũng nghĩ ngay tới làn sóng K-Pop đang làm mưa làm gió không chỉ ở khu vực Châu Á mà ngay cả trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên K-Pop được cả thế giới chú ý đến vậy. Từ xưa đến nay, người Hàn Quốc có truyền thống về văn hóa nghệ thuật và đặc biệt là âm nhạc.
Người Hàn Quốc rất giỏi thể hiện tài năng của mình, trong đó nổi bật là nghệ sĩ Violin Sarah Chang đã ra album đầu tiên khi mới 9 tuổi. Một nghệ sĩ Violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung Kyung-wha đang giữ danh hiệu một trong những nhạc sĩ đang được chào đón nhất trên sàn diễn quốc tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo Sumi được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của chỉ huy dàn nhạc Herbert thì chị có giọng hát “trời cho”.
Nhiều người chắc sẽ ngạc nhiên vì Paik Nam-June là người gốc Hàn Quốc và được mệnh danh là “cha đẻ của nghệ thuật video”, đã bắt đầu sự nghiệp vơi tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1963, ông trở thành người đầu tiên triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik Nam-June đã có ảnh hưởng với nghệ thuật đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ thuật, báo chí, công nghệ, văn hóa nhạc pop và những thể loại nghệ thuật mới.
Đến năm 2006, Hàn Quốc bước sang một kỷ nguyên mới với làn sóng âm nhạc K-Pop (viết tắt của Korea - pop) nổi nên như một hiện tượng mới bởi các nhóm nhạc đình đám: Super Junior, Girl Generation, 2NE1, DBSK,...với vô số hit tạo nên tiếng vang lớn không chỉ cho ngành công nghệ giải trí Hàn mà đưa văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc lên một tầm cao mới. Từ đó đến nay K-Pop phát triển mạnh mẽ theo thời gian và là thời kỳ đỉnh cao trong nền nghệ thuật của Hàn Quốc.
Trang Phục Truyền Thống Hàn Quốc - Hanbok
Trang phục truyền thống - áo Hanbok của phụ nữ Hàn Quốc gồm có một váy dài “China” và một áo vét theo kiểu Bolero “Jeogori”. Trang phục hanbok của nam giới Hàn Quốc sẽ có một áo khoác ngắn “Jeogori” và quần “Baji”. Cả hai bộ Hanbok này đều có được kết hợp với một áo choàng dài gọi là “Durumagi”. Ngày nay người Hàn Quốc chủ yếu mặc quốc phục Hanbok vào các dịp lễ tết đặc biệt hoặc trong các ngày lễ kỷ niệm quan trọng như ngày cưới hoặc lễ tang (trong tang lễ họ sẽ mặc Hanbok màu đen).
Nhạc Cụ Truyền Thống Của Hàn Quốc
Hiện nay, có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc được truyền lại qua nhiều thế hệ. Trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến loại đàn 12 dây “Gayageum” và đàn 6 dây “Geomungu”, cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 5.
Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia thành 3 nhóm: Đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samulnori Kim Duk-soo rất nổi tiếng trong và ngoài Hàn Quốc vì sự sáng tạo trong kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo.
Ngoài các loại đàn dây truyền thống còn có bộ gõ gồm: Kkwaenggwari (chiêng nhỏ), Jing (chiêng lớn hơn Kkwaenggwari), Janggu (trống có hình đồng hồ cát), buk (trống),…
Nghệ Thuật Vải Bọc Đồ - Bojagi
Trong nhiều bộ phim cổ trang Hàn Quốc, vải bọc Bojagi thường được xuất hiện phổ biến với công dụng chủ yếu dùng để gói hoặc bọc đồ vật. Vải bọc (Bojagi) là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh, mang nhiều kích cỡ khác nhau cùng họa tiết trang trí độc đáo. Ngày nay nghệ thuật may kiểu Hàn - vải bọc (Bojaga) vẫn thường được người Hàn Quốc sử dụng nhưng không được phổ biến như trước. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật và tăng tính độc đáo, lưu giữ lại kiểu cách của các nghi lễ cổ xưa.
Văn Hóa Lễ Nghi Và Phong Tục Tập Quán Truyền Thống Hàn Quốc
Nhạc Tế Lễ Tông Miếu - Jongmyo
Vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 5 trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi, hoàng tộc thời Joseon (1392 – 1910), làm lễ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm Seoul. Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước, nhưng trong chương trình nhạc tế lễ Jongmyo vẫn có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.
Phong Tục Cưới Hỏi Tại Hàn Quốc
Nghi thức cưới cổ truyền của Hàn Quốc có tên là Taerye, bắt đầu có từ thời Joseon được tiến hành theo 5 bước bài bản. Đầu tiên nhà trai sắm sửa và mang lễ vật để xin hỏi cưới nhà gái, nếu hai bên gia đình đều đồng ý thì họ sẽ cùng chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ. Đến ngày hẹn, nhà trai mang sính lễ tới nhà gái và đón cô dâu về làm vợ.
Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp sính lễ dạm ngõ hay còn gọi là yemul cho cô dâu. Những quà tặng được chọn trong lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc thường là những thước vải xanh đỏ để may trang phục cưới truyền thống Hàn Quốc cùng đồ trang sức sử dụng trong ngày lễ trọng đại.
Không giống với Việt Nam, văn hóa tổ chức đám cưới của Hàn Quốc thường tổ chức ở nhà cô dâu. Buổi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu và chú rể cúi đầu chào nhau, sau đó họ đứng đối điện nhau và cùng làm lễ giao bôi. Cô dâu thường được người hầu lớn tuổi hoặc những người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ.
Theo phong tục cưới xin truyền thống Hàn Quốc, trong sân nhà gái trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có bàn thờ. Những lễ vật thờ cúng là một đôi gà sống, hai đèn nến, hai vò rượu, xôi, bánh trứng, táo được bày biện tương tất.
Chú rể mang con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con chim nhạn lên đó, sau đó thực hiện nghi thức quỳ vái. Hình thức này mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu và chú rể cùng nhau yêu thương, kính trọng và không bao giờ chia lìa giống như con chim nhạn.
Sau các nghi lễ đám cưới truyền thống, cô dâu và chú rể vái nhau, trao chén và bắt đầu tham dự tiệc cùng các khách mời.
Mặt Nạ (Talchum) & Nghệ Thuật Múa Mặt Nạ
Mặt nạ, thường được gọi là “Tal” trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô và lông. Nét nổi bật của chiếc mặt nạ là hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt của người Hàn, nhưng cũng có chiếc mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng các loại mặt nạ thường khá kì lạ và đã được cách điệu, vì Talchum thường được người Hàn Quốc biểu diễn vào ban đêm dưới ánh sáng của các đống lửa.
Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong thời kỳ Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các nghệ sĩ, diễn viên và khán giả cùng hòa nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.
Lễ Hội Truyền Thống - Hwaseong Suwon
Nếu bạn có cơ hội đi tour du lịch Hàn Quốc trọn gói vào tháng 10 bạn sẽ được chiêm ngưỡng lễ hội truyền thống đặc sắc Hwaseong Suwon. Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng được tổ chức tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi vào tháng 10 hàng năm nhân dịp ngày Công dân Suwon, diễn ra tại Hwaseong – một pháo đài nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Một loạt sự kiện được tổ chức như tái hiện lễ rước hoàng gia Đại Đế Jeongjo (vị vua thứ 22 của triều đại Joseon), nghi lễ đội vệ quân Jangyongyeong, diễu hành của công dân, cùng với nhiều tiết mục biểu diễn truyền thống khác. Khi gia nhập lễ hội, bạn không chỉ có cơ hội biết thêm nhiều nghi lễ truyền thống của Hàn Quốc mà còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng và da dạng từ nhiều quốc gia khác nhau trên khắp mọi miền.
Phong Tục Đón Tết Truyền Thống Của Hàn Quốc
Phong Tục Đón Tết Nguyên Đán - Seollal
Tết nguyên đán ở Hàn Quốc bắt đầu tính từ ngày mùng 1 tháng 1, đây là một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm của người Hàn. Nếu bạn có dịp qua du lịch Hàn Quốc theo tour, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí rộn ràng, hân hoan tràn ngập khắp cả nước. Phong tục đón năm mới ở Hàn Quốc cũng không khác gì đón Tết nguyên đán Việt Nam, những ngày cuối năm các gia đình đều tụ tập bên nhau và dọn nhà cửa để đón chào năm mới. Vào lúc giao thừa, người Hàn Quốc thường đốt những thanh tre ở trong nhà với quan niệm xua đuổi tà ma.
Những ngày Tết, trước cửa mỗi nhà người Hàn Quốc đều treo một cái xẻng bằng rơm (Bok-jo-ri) với ý nghĩa là hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lợi quanh năm. Mâm cơm cúng giao thừa của người Hàn rất cầu kì, có tới 20 món ăn trong đó không thể thiếu món Ttok-kuk (canh bánh gạo) – được nấu từ nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ mang lại nhiều may mắn trong năm mới.
Sáng mùng 1 Tết Âm lịch, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc trên mình bộ quần áo Hanbok truyền thống, uống rượu balli sool, sau đó tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên (Chesa) do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ. Sau nghi lễ Chesa là lễ Seba, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc mọi điều may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay bất kỳ món quà quý nào cho con cháu. Sau bữa cơm ngày mùng 1, họ sẽ đi chúc tết người thân, họ hàng, hàng xóm hay đi thăm mộ tổ tiên hoặc tới những ngôi chùa gần nhất để cầu nguyện những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm tới.
Tục Lệ Đón Tết Đoan Ngọ - Dano Của Người Hàn
Tết Đoan Ngọ Dona của người Hàn Quốc, là một trong ba ngày Tết cổ truyền lớn nhất của Hàn Quốc, thường được diễn ra từ ngày mùng 5 tháng 5. Tết cổ truyền Dona sẽ bắt đầu vào mùa hè và mang ý nghĩa cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong lễ Tết đoan ngọ Dona, người phụ nữ thường gội đầu bằng một loại lá đặc biệt mà người ta gọi là lá mống mắt (Changpo) với ý nghĩa là hy vọng tránh tai ương, rủi ro.
Văn Hóa Đón Tết Trung Thu - Chuseok
Lễ hội trung thu Chuseok được tổ chức vào ngày 15 tháng 8, một trong những lễ hội lớn của người dân xứ Hàn. Tết trung thu – Chuseok của người Hàn Quốc là ngày để các thành viên trong gia đình đoàn tụ dù có ở xa đến mấy. Đây là lễ hội tạ ơn đối với mùa màng bội thu, lễ hội thường kéo dài 3 ngày, theo thông lệ mọi người thực hiện các nghi lễ thờ cúng cổ xưa vào sáng sớm.
Một trong những món ăn đặc sản ngon nổi tiếng ở Hàn Quốc được thưởng thức trong lễ Chuseok là Song pyeon, loại bánh gạo có hình lưỡi liềm, được hấp cùng lá thông. Công việc quan trọng người Hàn thường xuyên thực hiện trong ngày Tết Chuseok là việc thể hiện đạo lý và lòng hiếu thảo với tổ tiên trong đó thể hiện rõ nhất trong nghi thức Beolcho và Seongmyo. Ngày tết trung thu - Chuseok, các gia đình người Hàn sẽ cùng đến phần mộ tổ tiên, thực hiện việc cắt cỏ dại và dọn dẹp quanh mộ giống như ngày lễ tảo mộ của người Việt Nam. Sau khi đã dọn dẹp và vệ sinh phần mộ, một mâm lễ hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm thu hoạch được trong vụ mùa sẽ được dâng cúng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn.
Bạn đang có ý định đi tour du lịch nước ngoài? Nơi bạn đang muốn hướng tới là đất nước Hàn Quốc xinh đẹp? Hiện nay công ty du lịch chuyên tour Hàn Quốc – du lịch Tầm Nhìn Việt đang có nhiều chương trình tour du lịch Hàn Quốc 5 ngày 4 đêm, tour du lịch Hàn Quốc xuất phát từ Hà nội,… với giá cực kỳ ưu đãi, cùng đội ngũ nhân vien chuyên nghiệp, nhiệt tình phục vụ trong suốt quá trình tour. Chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và có những kỷ niệm đáng nhớ tại xứ sở Kimchi này.
Trên đây là những thông tin cơ bản về những nét văn hóa đặc trưng trong văn hóa Hàn Quốc bạn nên tham khảo nhé!