Văn hóa ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới không chỉ mang trong mình sự tinh tế, cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí món ăn mà còn bởi chất lượng, sự an toàn và hương vị đậm đà bản sắc của món ăn mang lại.
Đến tour du lịch Nhật Bản bạn không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn độc đáo, đậm chất nghệ thuật của xứ sở hoa anh đào xinh đẹp. Cùng công ty du lịch Tầm Nhìn Việt khám phá 5 nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản này nhé!
Triết Lý Trong Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản
Hầu hết các món ăn Nhật Bản đều tuân theo 5 quy tắc đó là: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc.
- 5 màu sắc: để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần đủ 5 màu như: màu trắng - vàng - đỏ - xanh - đen.
- 5 vị: một bữa ăn cần có sự kết hợp và cân bằng các vị ngọt - chua - cay - đắng -mặn để kích thích vị giác và gia tăng cảm giác ngon miệng.
- 5 phương pháp nấu: hầm – nướng – hấp – rán – luộc.
- 5 giác quan: việc trình bày món ăn trên bát, đĩa sao cho thật hài hoà là một phần cực kì quan trọng của bữa ăn và người Nhật có câu nói nổi tiếng “ăn bằng mắt” nên các món ăn không chỉ chú trọng ở vị giác mà còn ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác.
- 5 quy tắc: trong ăn uống, người Nhật rất coi trọng 5 quy tắc bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật:
- Một: kính trọng & biết ơn công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và người chuẩn bị ra món ăn đó.
- Hai: luôn nhớ tới và phải làm những việc tốt xứng đáng với những món ăn mà mình được hưởng.
- Ba: ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an.
- Bốn: thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuôi dưỡng cơ thể.
- Năm: người Nhật luôn nỗ lực để duy trì trạng thái và tinh thần vui vẻ.
So với những nước khác trên thế giới, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị, thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị chính của các món ăn như: Cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
Tên Gọi Ý Nghĩa Trong Từng Món Ăn Nhật Bản
Mỗi món ăn Nhật đều ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến người thưởng thức, chẳng hạn:
- Rượu sake mang ý nghĩa trừ tà và kéo dài tuổi thọ
- Món đậu phụ chúc cho sức khoẻ dồi dào
- Món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui, hạnh phúc
- Món Sushi cá tráp biển cầu chúc cho sự sung túc thịnh vượng
- Món tôm biểu tượng sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ.
Yếu Tố Thiên Nhiên Trong Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản
Độc Đáo Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản - Món Ăn Tươi Sống
Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản cho thấy, văn hóa ẩm thực Nhật Bản luôn lưu giữ trọn vẹn hương vị tự nhiên, do đó những món ăn tươi sống ở Nhật Bản luôn đảm bảo giữ được sự tươi ngon, mùi vị tự nhiên đến từ cá biển, tảo biển, tôm biển… Bởi lẽ người Nhật cho rằng các món ăn Nhật Bản từ hải sản nói chung và đặc biệt là cá rất tốt cho sức khoẻ và đảm bảo dinh dưỡng. Cho nên người Nhật Bản rất thích ăn các món cá tươi sống như món sashimi, sushi...
Đa Dạng Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản - Món Ăn Theo Mùa
Món ăn Nhật Bản nổi tiếng truyền thống thường được chế biến theo mùa, phù hợp với khí hậu và thời tiết đặc trưng.
Nếu vào mùa xuân, người Nhật ăn món cá shirouo và bánh sakura mocha thì mùa hè, người Nhật sẽ ăn nhiều món ăn mát mẻ để giảm nhiệt trong cơ thể như món lươn, cá tím nướng, đậu edamme, mì lạnh, tào phớ…
Sang mùa Thu, người Nhật Bản hay ăn khoai lang nướng, món tempura tẩm bột chiên và loại bánh nama-gashi hình quả cầu hoặc hình bạch quả. Còn mùa đông họ thích ăn lẩu, canh oden, đặc biệt là các loại quýt – loại quả tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà mừng năm mới.
Phong Cách Ăn Uống Đặc Trưng Của Người Nhật
Sự Giao Thoa Giữa Nền Ẩm Thực
Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật Bản ngày nay đã bị Âu hoá nhiều và chúng đã trở lên khá da dạng và phong phú. Trong đó điều thể hiện rõ nét nhất chính là sự xuất hiện của bánh mỳ, sữa, trứng, cà phê hay trà cho bữa sáng. Bữa tối người Nhật không chỉ dùng mỗi món ăn Nhật Bản trên bàn ăn mà họ còn dùng đan xen các món ăn Tàu và một số món phương Tây khác.
Bữa cơm Nhật Bản truyền thống bao gồm có cơm, canh, món ăn chính bao gồm thịt, cá và rau. Trẻ em Nhật Bản rất thích món ăn phương Tây như xúc xích, hamburger hơn là các món ngon Nhật truyền thống, cho nên các món ăn tại nhà thường thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của chúng.
Tìm Hiểu Phép Lịch Sự Trong Cách Ăn Uống Của Người Nhật
Trước Khi Ăn
Nếu có dịp đi tour du lịch Nhật Bản trọn gói, du khách sẽ được hướng dẫn cách ngồi, cách dùng bữa theo đúng phong cách người Nhật. Trong bữa cơm gia đình hoặc dùng bữa với cấp trên, khách được mời đến ăn sẽ ngồi sau khi chủ nhà/cấp trên nói “hãy ngồi vào vị trí này”. Khi được mời ngồi ở vị trí nào đó, người được mời sẽ nói “shitsureshimas” nghĩa là “tôi xin phép và ngồi vào vị trí như đã được mời” và không được phép thể hiện sự phản đối. Nếu du khách không được chủ nhà hoặc cấp trên dẫn ngồi vào một vị trí cụ thể thì hãy đợi và ngồi vào vị trí trống sau cùng.
Trước khi ăn, người Nhật có thói quen nói “itadakimasu” để cảm ơn động thực vật đã đánh đổi mạng sống để có cho mình một bữa ăn ngon. Đây cũng là cách tỏ lòng biết ơn tới những người nông dân, ngư dân đã đóng góp công sức tạo nên bữa ăn này.
Trong Bữa Ăn
Văn hóa ăn uống của Nhật Bản rất khắt khe với nhiều nguyên tắc cần tuân thủ chặt chẽ. Ví dụ như:
- Không trộn wasabi (mù tạc) với nước tương, người Nhật thường cho trực tiếp wasabi vào món ăn rồi chấm với nước tương.
- Không được phép cắn đôi thức ăn, nếu thức ăn quá to bạn nên che miệng lại khi ăn.
- Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tay đỡ đồ ăn để tránh vấy bẩn quần áo hay bàn ăn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản được coi đó là hành động không đẹp mắt và bạn nên tránh phép xử sự này.
- Không lật ngược nắp bát, đây là hành động ám chỉ người dùng đã ăn xong, nên bạn phải để nắp bát như khi chúng được người phục vụ mang ra bàn.
- Không nên để vỏ sò, hàu, ngao… trên nắp bát hay đĩa riêng, bạn nên để phần vỏ thừa này vào bát đựng món ăn đó.
- Không đưa đồ ăn lên quá cao, đây được coi là hành động mất lịch sự ở Nhật Bản.
- Người Nhật Bản giống với người Việt Nam, sử dụng đũa để ăn nhưng họ có những thói quen ăn uống độc đáo khi sử dụng đó là:
- Trong ăn uống bạn nên tránh cầm đũa trước khi nhấc bát lên, nếu muốn chuyển sang bát khác thì nên đặt đũa xuống sau đó mới được đổi bát khác.
- Không được đưa đũa qua lại hay chạm vào thức ăn nếu bạn không có ý định gắp.
- Người Việt thường quay ngược đũa lại để gắp thức ăn cho người khác. Nhưng ở Nhật Bản, phần đầu đũa còn lại là nơi tiếp xúc với tay và không được vệ sinh sạch, nên hành động quay ngược đũa gắp là bất lịch sự.
- Không được truyền thức ăn từ đôi đũa này sang đôi đũa khác.
- Tránh dùng đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn hoặc bát cơm, đây được xem là có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.
Sau Khi Ăn
Người Nhật rất tuân thủ quy tắc ngay cả khi ăn xong. Sau khi ăn xong, người Nhật thường sắp xếp lại bát đũa lên thanh gác đũa hoặc giấy bao. Và kết thúc bữa ăn, người Nhật sẽ nói “gochisosamadeshita” có nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”. Đây là cách họ thể hiện sự tôn trọng đối với nghiên liệu và đầu bếp chế biến ra món ăn đó.
Thêm một điều đặc biệt ở nơi đây đó là tăm xỉa răng không để trên bàn ăn mà sẽ được bố trí trong nhà vệ sinh. Phụ nữ Nhật Bản thường rất ngại xỉa răng trước mặt người khác nên họ sẽ vào nhà vệ sinh làm sạch răng của mình sau khi ăn.
Quy Tắc Uống
Đi tour du lịch Nhật Bản 5 ngày 4 đêm, nếu có cơ hội được mời ăn uống cùng người Nhật bạn nên nhớ không được uống trước khi tất cả mọi người chưa ngồi vào bàn ăn. Khi uống rượu, bạn nên rót vào ly cho người khác trước khi tự rót cho bản thân mình.
Ở các nhà hàng, quán nhậu bình dân, bạn có thể say xỉn nhưng miễn không làm phiền tới người khác. Tuy nhiên, bạn không được phép say xỉn ở những nhà hàng hay khách sạn sang trọng, tiện nghi. Nếu bạn không uống được rượu, bạn có thể nói thẳng và xin phép mọi người uống một thức uống khác.
Món Ăn Tiêu Biểu Trong Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản
Sushi
Sushi là món ăn đại diện cho đất nước mặt trời mọc nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt trong những ngày lễ tết, sushi được trưng bày trên bàn tiệc mang đủ màu sắc và sở hữu mùi vị đặc trưng khác nhau.
Sushi được chế biến từ hải sản tươi sống đặt bên trên nắm cơm đã được nêm nếm gia vị vừa phải. Thành phần làm Sushi chủ yếu từ cá biển, hầu, bào ngư, mực, tôm, dùng kèm với dưa leo, củ cải muối và trứng ngọt tráng mỏng.
Sashimi
Nếu như Sushi là biểu tượng cho văn hóa ẩm thực Nhật Bản đại diện cho đồng xanh và biển cả thì Sashimi chính là nữ hoàng đến từ đại dương bao la. Sashimi là món ăn tươi sống đặc trưng của Nhật Bản với nguyên liệu chủ yếu làm từ các loại hải sản tươi sống được đánh bắt bằng các công cụ riêng biệt, được xử lý ngay sau đó theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon, hương vị tuyệt vời của từng miếng Sashimi.
Lẩu Sukiyaki
Là món ăn tượng trưng cho sự ấm cúng gia đình, lẩu Sukiyaki sở hữu hương vị ngọt bùi xen lẫn độ mặn vừa phải tương tự nước sốt Teriyaki vô cùng hấp dẫn thực khách khi đi du lịch xứ sở hoa anh đào. Lẩu Sukiyaki thường được dùng ngay tại bàn bằng cách nhúng chung lát thịt bò xắt mỏng cùng các loại rau xanh, đậu phụ, nấm và mì sợi…
Mì Udon, Ramen và Soba
Mì Udon
Là món mì nổi tiếng của Nhật Bản, mì Udon được làm từ bột mì, muối và nước, tùy theo thực khách có thể ăn nóng hoặc lạnh. Nhưng đa số người Nhật thường ăn nóng, vì hương vị sẽ thơm ngon và hấp dẫn hơn nhiều.
Mì Ramen
Thêm món ăn ngon nổi tiếng ở Nhật Bản mà du khách không thể bỏ qua chính là mì Ramen. Sợi mì Ramen khác biệt hoàn toàn với mì Udon với sợi mì bản nhỏ, mang màu vàng tươi đẹp mắt. Mì Ramen thường được người Nhật ăn kèm với thịt lợn thái lát, rong biển khô, chả cá Nhật Bản, trứng, ngô, bắp cải… tuỳ khẩu vị mỗi người.
Mì Soba
Với sợi mì dai dài, có màu nâu sẫm, mì Soba là loại mì được làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mỳ, nhào nặn và cắt thành sợi nhỏ. Mì Soba có thể dùng nóng hoặc lạnh đều được, nếu dùng mì Soba lạnh, thực khách sẽ chấm với nước tương, củ cải mài, rong biển, mù tạt và hành lá.
Tempura
Một trong những món ăn tiêu biểu trong ẩm thực Nhật Bản không thể bỏ qua là Tempura, món ăn ngon hấp dẫn tại đất nước phù tang xinh đẹp. Tuy ra đời sau Sushi nhưng Tempura lại mang đến hương vị mới lạ độc đáo nên được người Nhật đặc biệt yêu thích. Nguyên liệu chế biến Tempura đa dạng và phong phú bao gồm: tôm, mực, sò điệp, cua, cá và rau xanh như: cà tím, ớt chuông, khoai tây, hạt tiêu xanh, khoai lang… Tempura hấp dẫn thực khách bởi sắc vàng tươi mềm, béo ngậy và du khách nên dùng ngay lúc chiên ra để cảm nhận và thưởng thức hương vị đậm đà vốn có của nó.
Trên đây là 5 nét đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản bạn nên tham khảo trước khi đi tour du lịch nước ngoài nhé. Tuy cầu kì về cách bày trí, nấu nướng nhưng các món ăn của xứ sở hoa anh đào luôn khiến cả thế giới phải thán phục và yêu thích. Nếu có cơ hội hãy cùng công ty du lịch chuyên tour nước ngoài, du lịch Tầm Nhìn Việt đồng hành cùng bạn trong chuyến khám phá ẩm thực Nhật Bản sắp tới nhé!